Nội soi là kỹ thuật dùng một ống soi đưa qua một lỗ tự nhiên trên cơ thể (như miệng, lỗ mũi, hậu môn) để vào đến một tạng cần quan sát (như thực quản, dạ dày, ruột, thanh quản, phếquản, bàng quang,…) để quan sát, tìm ra tổn thương. Trên đầu ống soi có gắn một bộ phận hoạt động như một camera, nó cho phép quay hình ảnh của cơ quan và truyền lên màn hình để bác sĩ quan sát.
Cho đến nay, nội soi là phương pháp cho phép chẩn đoán các bệnh của tạng rỗng như dạ dày, ruột,… một cách nhanh, chính xác nhất và cũng tương đối an toàn.
Nội soi tiêu hóa trên cho phép chẩn đoán các bệnh phát sinh từ lớp niêm mạc của:
- Thực quản
- Dạ dày
- Tá tràng (D1 và D2)
Là kỹ thuật tốt trong chẩn đoán bệnh tạng rỗng (khác với siêu âm). Trong một số trường hợp, có thể điều trị.
THỰC QUẢN
- GERD
- Giãn tĩnh mạch thực quản.
- Viêm thực quản do nấm, loét thực quản do thuốc hoặc hóa chất,…
- Co thắt tâm vị
- Ung thư thực quản: khi nghi ngờ thì sinh thiết.
DẠ DÀY
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày: vị trí, kích thước, có xuất huyết hay không,…
- Hẹp môn vị
- U lành ở dạ dày
- Ung thư dạ dày.
Qua nội soi dạ dày kết hợp làm XN CLO test, xác định type gen H. Pylori, và quan trọng hơn là có thể sinh thiết khi nghi ngờ ung thư dạ dày.
TÁ TRÀNG (D1 và D2)
- Loét tá tràng: loét mới, loét đang xuất huyết hay không, theo dõi ổ loét đã được chẩn đoán trước, sẹo loét cũ,…
- Các trường hợp u bóng Vater.
CHỈ ĐỊNH CHẨN ĐOÁN, CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
- Nghi ngờ các bệnh ở thực quản: Nuốt nghẹn, nuốt đau, ợ nóng,…theo dõi giãn TM thực quản trên bn xơ gan.
- Nghi ngờ các bệnh ở dạ dày tá tràng:
Đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,….
- Nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên
- Người lớn tuổi sụt cân không rõ nguyên nhân.
Lưu ý: Không nên chỉ định soi dạ dày để chẩn đoán thủng dạ dày
Ai là người chỉ định soi?
- BS tiêu hóa
- BS gia đình
- BS tai mũi họng
- BS tổng quát
- Thực tế: BN tự đến, tự yêu cầu
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân không đồng ý soi.
- BN rối loạn tâm thần, không hợp tác.
- Hôn mê, động kinh, nhồi máu cơ tim.
- Nghi ngờ thủng dạ dày tá tràng.
- Sau mổ dạ dày, tá tràng, tụy, (trong khoảng 2 tuần).
- Sau mổ vùng hầu họng (nguy cơ chảy máu)
TAI BIẾN
- Đau họng do gây tê không đủ, thao tác kỹ thuật không thành thục, bệnh nhân phản xạ nhiều, khạc nhiều sau soi.
- Thủng (0,1%) ; Vị trí: xoang lê, túi thừa thực quản, gối trên tá tràng, ổ loét tá tràng, ổ loét dạ dày,…
- Chảy máu (0,03%): Khi sinh thiết, cắt polyp,…
- Viêm phổi hít (0,08%): do nôn ói trong lúc soi
- Kẹt máy
- DLây nhiễm
CHUẨN BỊ
- Soi buổi sáng
- BN cần nhịn ăn sáng (có thể uống nước lọc, nước đường)
- Nếu BN đã ăn sáng có thể soi vào buổi chiều.
- Đôi khi BN đã nhịn ăn sáng vẫn còn thức ăn trong dạ dày
QUY TRÌNH
Nếu có sinh thiết hoặc xét nghiệm PCR, BN lấy kết quả theo hẹn tại phòng xét nghiệm.